Ngành Crypto mong chờ điều gì trong năm 2023

2023 1

Ngành Crypto năm 2023 sẽ cần những cải thiện gì để tiếp tục thu hút người dùng mới sau một năm không mấy thành công với hàng loạt sự sụp đổ?

Bảo mật tốt hơn

Bảo mật có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người dùng nghĩ đến Tài chính Phi tập trung khi mà hàng loạt các lỗ hổng trong các hệ thống được phơi bày. 2022 đánh dấu hàng loạt các vụ hack với trung bình số tiền bị đánh cắp rơi vào 32.6 triệu USD (theo số liệu của Eliptic) và BNBChain đang là trong năm 2022 khi vượt qua Etherum để trở thành mạng lưới bị tin tặc tấn công nhiều nhất ( trong đó năm 2020 chỉ có Ethereum là bị hack nhiều nhất). Điều này chứng tỏ Ethereum đã nỗ lực bảo vệ tài sản của người dùng trên mạng lưới này.

Đọc thêm về các vụ hack tại: Crypto Recap 2022.

Các phương thức ‘hot’ của hacker trong năm 2022 bao gồm:

Tấn công qua các cầu nối (bridges) giữa các mạng lưới: Đây là xu hướng nổi bật và rõ ràng nhất vào năm 2022. Cầu nối là những dịch vụ cho phép người dùng trao đổi tiền điện tử giữa các mạng lưới – hiểu một cách đơn giản là “nhảy chuỗi”. Các cầu nối đang dần trở nên phổ biến vì thiếu xác minh ID cần thiết để hoán đổi tài sản. Khi người dùng quyết định chuyển đổi tài sản, các smart contract này sẽ khóa các tài sản trên chuỗi khối ban đầu và phát hành số lượng tài sản tương đương được chuyển đổi trên chuỗi khối đích. Điều này dẫn đến một lượng lớn thanh khoản bị khóa trong các smart contract.

Đối với tin tặc, một smart contract bảo mật kém là một món hời. Cụ thể các vụ hack BSC Token Hub, Ronin, Wormhole, Qubit, Harmony và Nomad là các cầu nối xuyên chuỗi. Hơn 1,85 tỷ đô la đã bị đánh cắp từ các dịch vụ này vào năm 2022 – gần 70% tổng số vụ hack trong năm nay. Con số này cao gấp đôi so với năm 2021, khi các vụ tấn công cầu chỉ lấy đi 640 triệu USD.

Top hacks 2022

Giải pháp nào cho bảo mật của các Cầu nối? Về người dùng, rủi ro khi sử dụng Cầu nối được coi là thấp. Khi sử dụng Cầu, người dùng thường nhận được ngay lập tức khoản tiền của mình. Rủi ro ở đây nếu có là khi người dùng sử dụng các Cầu nối không minh bạch.

Về bản thân của Cầu nối, việc ngày càng củng cố hệ thống bảo mật là điều tiên quyết. Đối với cầu có tính tập trung (có yếu tố tập trung như Cầu Binance), thì bảo mật xoay quanh vận hành của sàn. Tuy nhiên, sau vụ việc của FTX thì cách thức vận hành sàn đang được chú ý hơn bao giờ hết. Đối với các cầu phi tập trung, việc bịt kín các lỗ hổng bảo mật kịp thời phải được chú trọng.

Tính thuận tiện của DeFi

DeFi đã và đang mang lại cho người dùng những trải nghiệm nhanh và thuận tiện. Góp công lớn trong trải nghiệm đó chính là các dApps. Một lượng rất lớn các giao dịch được thực hiện qua dApps, một số cái tên nổi bật như UniSwap, PancakeSwap,… Thêm vào đó, các dApps được người dùng ưa chuộng đang nở rộ trên các sidechain, các mạng Layer-2 do ưu điểm về tốc độ và phí giao dịch.

Trên Ethereum, Arbitrum, Polygon, Optimism đang thu hút lượng lớn khối lượng giao dịch, tạo ra khoản phí giao dịch lớn hơn toàn bộ Layer-1. Khi các dApps về Swap nở rộ, các ứng dụng khác về lending và đặc biệt là derivatives trading lên ngôi như một điều tất yếu. Người dùng giờ đây có thể giao dịch hợp đồng tương lai một cách phi tập trung.

LAYER 2 SCALING SOLUTIONS ON ETHEREUM
Hệ sinh thái Layer 2 của Ethereum

Trong năm nay, Aave và Uniswap đã ra mắt giao thức trên nhiều mạng mới nổi và nhanh chóng thống trị các phân khúc của mình về volume và TVL. Điều này cho thấy hầu hết người dùng đang chuyển hướng sang các ứng dụng hàng đầu, thay vì các chain gốc cho lending và DEX.

Hiện tại, người dùng ở bất cứ mạng lưới nào hoàn toàn có khả năng sử dụng toàn bộ các tiện ích mà mạng lưới đó đem lại. Cứ nhìn lượng dApps khủng đến cỡ nào của Layer-2 Ethereum, thậm chí có những dịch vụ và cái tên mà ngừoi dùng còn chưa sử dụng đến. Sự bùng nổ dApps giúp người dùng thao tác với mạng lưới bằng các thiết bị hàng ngày như laptop hay smartphone.

Đọc thêm về zkSync: https://barmycrypto.com/vi/review-du-an-zksync-mot-trong-nhung-lua-chon-thay-the-layer-2-cho-ethereum/

Real Yield: Hướng đi của DeFi

Nếu như DeFi 1.0 khiến người dùng phải ‘’mắt chữ o miệng chữ a’’ khi đọc các mô hình tokenomics đao to búa lớn của các dự án. Khi mà tính thực tế của mô hình còn chưa được kiểm chứng, dòng tiền đã đổ vào khiến giá token tăng phi mã. Lựa chọn lúc này chỉ có 2 lựa chọn: 1 là xuống tiền, 2 là nghiên cứu và bỏ lỡ.

Điểm yếu của những mô hình đã DeFi 1.0 đã sớm bộc lộ. APY cao nhưng reward lại chính là token native của dự án. Khi người dùng bán reward token sang stable coin sẽ dấn đến xu hướng giảm giá dài hạn của token.

What is Real Yield Is this the upcoming trend of DeFi
Real Yield là gì?

DeFi 2.0 cùng với Real Yield ra đời đã giải quyết được yếu điểm này và được nhiểu người dự đoán sẽ trở thành xu hướng tương lai. Vậy khác biệt của mô hình này là gì?

  • Người dùng sẽ được chia từ lợi nhuận thật (real yield) của dự án chứ không chỉ là các bánh vẽ incentives.
  • Lợi nhuận thực của dự án sẽ đến từ các mô hình kinh tế bền vững như các sàn, AMM, chơ NFT, lending protocol, derivatives protocol,…
  • Real yield mang lại hiệu suất sử dụng vốn tốt hơn

Với những thế mạnh của real yield, chắc chắn đây sẽ là một trong những xu hướng của tương lai. Đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư có thể nắm bắt cho mùa uptrend tiếp theo. Một dự án tiêu biểu cho xu hướng này là GMX, một dự án sàn giao dịch Phái sinh phi tập trung được Binance đầu tư.

Nói như vậy không có nghĩa Real Yield hoàn hảo. Real yield chỉ là một phần của bài toán. Một số protocol có thể thiết kế tokenomics theo mô hình real yield nhưng thực chất lại dùng token emission để trả cho user, điều này có thể thường xảy ra trong trường hợp yield được tạo từ các nguồn kết hợp. Nhà đầu tư nên đặt ra câu hỏi rằng liệu protocol có thể thu hút user và tiếp tục tạo ra lợi nhuận nếu các cơ chế khuyến khích token (token incentives) bị loại bỏ. Một vấn đề khác mà các dự án real yield gặp phải là việc cân bằng giữa khoản chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư và khoản tái đầu tư, nghiên cứu và phát triển. Vì vậy các nhà đầu tư cần xem xét khi các protocol trả APY cao không đồng nghĩa với việc có hiệu suất hoạt động vượt trội so với các protocol có APY thấp hơn. Bên cạnh đó, các protocol trả cho người dùng stablecoin và các đồng coin lớn như BTC hay ETH thường sẽ được ưa chuộng hơn so với việc trả các native token vì có thể giúp native token của các protocol này giảm biến động về giá.

-Còn tiếp-

Cập nhật những tin tức Crypto mới nhất từ Barmy tại:

BarmySpace | Twitter | Telegram Channel | Group Chat | Youtube | Tiktok

Barmy VN Channel | Barmy VN